1. Nguyên tắc trong cách bố trí phòng bếp
1.1 Tính thẩm mỹ
Có lẽ tính thẩm mỹ luôn là yếu tố được các gia chủ quan tâm đầu tiên khi thiết kế, bố trí nội thất nói chung và thiết kế phòng bếp nói riêng. Đó là điều dễ hiểu bởi vốn dĩ ai ai cũng mong muốn được sống, được sinh hoạt trong một không gian đẹp đẽ, giàu cảm xúc. Điều đó không chỉ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ mà còn tạo cảm hứng say sưa, thích thú trổ tài nấu nướng mỗi khi bước chân vào gian bếp quen thuộc.
Người ta có câu “yêu bằng mắt” nên một gian bếp đẹp còn là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của các thành viên trong gia đình, đặc biệt những là chị em nội trợ – người thổi hồn, người giữ lửa cho tổ ấm.
Vì thế, dù bạn có lựa chọn cách bố trí phòng bếp nào đi nữa thì vẫn phải đảm bảo mang lại tính thẩm mỹ cần thiết cho góc ẩm thực.
1.2 Tính tiện nghi
Tuy nhiên, dù bếp đẹp thế nào mà không đáp ứng đầy đủ tiện nghi thì cũng chỉ để ngắm. Nhất là đối với phòng bếp nó lại càng cần phải phát huy hết công năng của mình trong việc đem đến một không gian sáng tạo ẩm thực tuyệt vời nhất.
Điều đó có nghĩa là cách bố trí phòng bếp dù đơn giản hay cầu kỳ, hiện đại thì nó vẫn là gian bếp đúng nghĩa, là nơi nhóm lửa, nơi mang lại những bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương.
1.3 Phong thủy
Phong thủy vốn dĩ không phải là mê tín mà nó chính xác là khoa học dựa trên quy luật ngũ hành. Vì thế từ rất xa xưa, cha ông ta đã có những nguyên tắc riêng trong cách bố trí phòng bếp như: Bếp nấu kỵ gió, bếp nấu kỵ nước hay “tọa hung hướng cát’; rồi cả hướng bếp, chất liệu, kích thước, màu sắc,… nhằm tránh xui xẻo không đáng có đồng thời đem lại may mắn, thu hút vượng khí, tiền tài, phúc lộc của gia đình cũng từ đó mà tăng lên.
Vậy nên, nếu có thể kết hợp hài hòa các yếu tố thẩm mỹ, tiện nghi và phong thủy chắc chắn sẽ bạn sẽ sở hữu được một căn bếp hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất mà bất cứ ai cũng đều mong ước.
2. Những cách bố trí phòng bếp
2.1 Lược bớt vật dụng không cần thiết
Tâm lý chung của đa phần các bà nội trợ là “tham lam”, muốn đưa càng nhiều vật dụng, đồ dùng vào phòng bếp càng tốt, bỏ đi thì tiếc mà để thì chật bởi “biết đâu sẽ cần tới”, “lúc tìm lại chẳng thấy” . Thậm chí, có những món đồ chẳng sử dụng bao giờ nhưng cũng chẳng nỡ vứt bỏ,… Đó là nguyên nhân của sự bừa bộn, lộn xộn mà chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được.
Hãy bắt tay vào dọn dẹp lại ngay căn bếp của bạn từ những việc nhỏ nhặt nhất. Trước hết, hãy mạnh dạn lược bỏ đi những vật dụng không cần thiết, các vật dụng đã hỏng hay những thực phẩm đã quá hạn sử dụng để dành “không gian thở” cho gian bếp. Sắp xếp nội thất khoa học, gọn gàng để tiết kiệm diện tích, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người nhìn.
Rửa sạch và cất hết bát đĩa, xoong nồi,… chưa dùng tới vào ngăn kéo, tủ bếp. Đặt tất cả những món đồ có cùng công dùng vào vị rí nhất định đễ khi cần là có thể tìm thấy cũng như sau khi sử dụng cứ thế mà cất vào đúng vị trí của nó.
2.2 Tận dụng không gian lưu trữ
Không phải cứ phòng bếp nhỏ mới cần tận dụng không gian lưu trữ mà đối với tất cả các không gian nội thất từ phòng khách cho tới phòng ngủ, nhà vệ sinh; tận dụng không gian là cách bố trí phòng bếp đem đến cho chúng ta môi trường số tiện nghi, hiện đại và khoa học. Mỗi món đồ nội thất trong gian bếp đều có ý nghĩa riêng của nó, vậy thì tại sao chúng ta không tận dụng triệt để những giá trị mà chúng mang lại?
Trong trường hợp những bộ tủ bếp có nhiều ngăn nhưng lại dưa thừa các khoảng trống chưa được sử dụng, bạn hoàn toàn có thể thiết kế thêm những chiếc kệ xoay tại các vị trí đó để tận dụng tối đa phía diện tích bên trong của tủ. Nhờ đó mà một số lượng lớn vật dụng sẽ có thêm nơi cất trữ. Có thể nói đây là giải pháp tuyệt vời, đặc biệt dành cho những gian bếp nhỏ hẹp.
Nếu bạn thấy có quá nhiều các loại thức phẩm bày biện trên kệ bếp, hãy sắm thêm những chiếc hộp đựng để phân loại chúng vừa sạch sẽ lại vừa gọn gàng hơn rất nhiều.
2.3 Phân chia khu vực chức năng rõ ràng
Phòng bếp được chia thành các khu vực chức năng như chỗ đứng bếp nấu, chậu rửa, khu chứa thực phẩm, khu bàn ăn,… Dù phòng bếp nhỏ hay lớn thì việc phân tác rõ ràng các khu vực này cũng là điều vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp cho gian bếp trở nên ngăn nắp hơn, mọi thứ có trật tự, có quy củ hơn. Trong đó, có hai không gian chính tách biệt đó chính là không gian nấu nước và không gian bàn ăn. Bởi thông thường, bếp nấu và chậu rửa được đặt trên cùng một đường thẳng học vuông góc với nhau theo dọc chân tường. Đây là vị trí cách bố trí thông dụng, đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trong phong thủy nhà bếp.
Vậy câu hỏi đặt ra là cách bố trí phòng bếp như thế nào để phân chia không gian nấu và không gian ăn được tinh tế, đẹp mắt, khoa học? Có hai giải pháp được nhiều gia đình hiện đại lựa chọn đó là dùng thảm trải sàn và đèn chiếu sáng, ngoài ra bạn có thể kết hợp với các phụ kiện trang trí khác để tạo điểm nhấn cho từng không gian khiến chúng vừa có sự liên kết lại vừa có sự tách biệt rõ ràng.
Khu vực bàn ăn, thường được trang trí bởi đèn thả trần kiểu cách khá đơn giản nhằm cung cấp nguồn ánh sáng cần thiết cũng như vẻ đẹp sang trọng, ấm cũng cho không gian quầy quần, sum họp cho đại gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Tủ nội thất kệ bếp 8-TKB-SGD
Tủ nội thất kệ bếp 7-TKB-SGD
Tủ nội thất kệ bếp 69-TKB-SGD
Tủ nội thất kệ bếp 68-TKB-SGD
Tủ nội thất kệ bếp 67-TKB-SGD
Tủ nội thất kệ bếp 66-TKB-SGD
Tủ nội thất kệ bếp 65-TKB-SGD
Tủ nội thất kệ bếp 64-TKB-SGD